Kỳ thi Năng lực tiếng Trung HSK
Giới thiệu về kỳ thi trình độ Hán ngữ Trung Quốc (HSK):
Kỳ thi trình độ Hán ngữ (HSK) là kỳ thi tiêu chuẩn hóa cấp quốc gia được lập ra nhằm mục đích kiểm tra trình độ Hán ngữ của những người có tiếng mẹ đẻ không phải là tiếng Hán (Tiếng Trung hay tiếng Hoa). Kỳ thi trình độ Hán ngữ (HSK) do Trung tâm kiểm tra trình độ Hán Ngữ - trường Đại học Ngôn Ngữ Bắc Kinh xây dựng và quản lý, bao gồm Kỳ thi trình độ Hán ngữ cơ bản (gọi tắt là HSK cơ bản). Kỳ thi Hán ngữ Sơ, Trung cấp (gọi tắt là HSK sơ trung) và kỳ thi Hán ngữ cao cấp (gọi tắt là HSK cao cấp). Kỳ thi HSK mỗi năm tổ chức định kỳ tại Trung Quốc và hải ngoại. Người có thành tích kiểm tra đạt tiêu chuẩn quy định có thể nhận được “Chứng chỉ trình độ Hán Ngữ” tương ứng với trình độ.
Bộ giáo dục Trung Quốc đã thành lập Ủy ban kiểm tra trình độ Hán ngữ Quốc gia, Ủy ban này toàn quyền lãnh đạo kỳ thi kiểm tra trình độ Hán ngữ đồng thời cung cấp Chứng chỉ trình độ Hán ngữ. Phía dưới Ủy ban có Văn phòng Ủy ban kiểm tra trình độ Hán ngữ Quốc gia và Trung tâm kiểm tra trình độ Hán ngữ - trường Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh cùng phụ trách công tác kiểm tra HSK.1. Đối tượng thi HSK.
HSK cơ sở thích ứng với người học tiếng Hán từ 80 – 300 học trình giáo dục Hán ngữ chính quy; có thể đọc và nhận biết 400 đến 1000 chữ Hán; nắm từ 600 đến 1200 từ mới và một số điểm ngữ pháp cơ bản. HSK cơ sở là kỳ kiểm có độ khó thấp nhất trong hệ thống các kỳ thi HSK. HSK cơ sở sử dụng ba thứ tiếng Anh, Nhật, Hàn để thuyết minh, thí sinh có thể căn cứ vào tiếng mẹ đẻ để tự do lựa chọn ngôn ngữ của bài kiểm tra.
HSK cơ sở thích ứng với người học tiếng Hán có trình độ Hán ngữ cơ bản, học qua 100 – 800 học trình giáo dục chính quy Hán ngữ hiện đại (Bao gồm những người có học lực tương đương). HSK sơ trung cấp thích ứng với những người học tiếng Hán có trình độ Hán ngữ sơ trung, tức học qua 400 – 2000 học trình giáo dục chính quy Hán ngữ hiện đại (Bao gồm những người có học lực tương đương). HSK cao cấp thích ứng với những người học tiếng Hán có trình độ Hán ngữ cao cấp, tức học qua 3000 học trình giáo dục chính quy Hán Ngữ hiện đại trở lên (Bao gồm những người có học lực tương đương).
2. Hiệu lực của “Chứng chỉ trình độ Hán ngữ”
(1) Là chứng minh trình độ Hán ngữ thực tế để có thể nhập học tại các trường ĐH, học viện tại Trung Quốc hoặc đăng ký thi nghiên cứu sinh yêu cầu.
(2) Làm chứng minh trình độ Hán ngữ đạt đến một trình độ nào đó hoặc miễn các môn Hán ngữ có trình độ tương ứng.
(3) Làm căn cứ đánh giá trình độ Hán ngữ người ứng tuyển của cơ quan tuyển dụng.
3. Đơn vị tổ chức và cơ quan cấp Chứng chỉ.
Đơn vị tổ chức thi HSK là Ủy ban kiểm tra trình độ Hán ngữ Quốc gia.
Các công việc cụ thể do Văn phòng Ủy ban kiểm tra trình độ Hán ngữ Quốc gia và trung tâm kiểm tra trình độ Hán ngữ Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh phụ trách.
Hình 1: một giáo trình luyện thi HSK
4. Thời gian thi và địa điểm thi.
Khu vực Đài Loan, MaCao, Hồng Kông, và những điểm thi ở nước ngoài căn cứ vào tình hình cụ thể để sắp xếp thi. (Tại Việt Nam thi vào tháng 5 tại hai địa điểm là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh)
5. Cách thức báo danh và những điều cần chú ý.
(1) Có 3 phương thức báo danh là: Thí sinh có thể báo danh trực tiếp tại điểm thi, báo danh trên mạng hoặc thông qua thư.
(2) Mỗi trước khi bắt đầu báo danh tại điểm thi, thí sinh có thể báo danh qua trang Web www.hsk.org.cn , sau khi cung cấp ảnh và nộp lệ phí qua mạng xong, thí sinh đem hộ chiếu và số đơn đến điểm thi trước 2 – 3 ngày để nhận giấy báo dự thi.
(3) Khi báo danh trực tiếp tại điểm thi yêu cầu cầm 2 tấm ảnh 3x4 và CMND (hoặc hộ chiếu).
(4) Thí sinh sau khi báo danh, do nguyên nhân cá nhân mà không thể tham gia kiểm tra đều không được hoàn phí báo danh, cũng không được gia hạn kiểm tra.
(5) Thí sinh cũng có thể sử dụng thư để báo danh. Thí sinh có thể download đơn báo danh tại trang web www.hsk.org.cn đồng thời điền đầy đủ các thông tin, gửi cùng các giấy tở như hộ chiếu (photo), địa chỉ liên lạc, 2 tấm ảnh 3x4 gửi đến điểm thi để báo danh, đồng thời gửi lệ phí thi qua bưu điện. Giấy báo dự thi do đích than thí sinh nhận tại địa điểm thi.
(6) Sau khi báo danh, thí sinh cần căn cứ vào thời gian và địa điểm được ghi trên giấy báo dự thi để tham gia thi.
6. Các công việc chuẩn bị trước khi kiểm tra.
HSK là kỳ thi tiêu chuẩn hóa nhằm trắc nghiệm khả năng ngôn ngữ thông thường, nó không dựa theo bất kỳ nội dung của giáo trình hoặc tài liệu giảng dạy nào, do đó thí sinh không thể chuẩn bị thi dựa theo nội dung của các giáo trình đó.
Hình 2: Giấy chứng nhận HSK (汉语水平证书)
Trước khi thi, thí sinh phải mang theo thẻ dự thi và các giấy tờ tùy thân có dán hình ( chứng minh nhân dân, hộ chiếu…) khi vào phòng thi. Nếu không có đầy đủ các giấy tờ trên thì không được phép vào phòng thi. Đối với các thí sinh mất thẻ dự thi, sau khi làm các thủ tục bổ sung thẻ dự thi mới được phép vào phòng. Không được phép mang theo : máy ghi âm, máy chụp hình, từ điển, laptop và các đồ dung khác không liên quan đến thi cử, khi vào phòng thi phải tắt điện thoại di động, MP3… cất trong túi, đặt túi lên khu vực được giám khảo chỉ định.
Với những thí sinh đến trễ trong vòng 5 phút ( bắt đầu tính từ lúc bắt đầu thi nghe), có thể vào phòng tham gia thi ngay ; với những thí sinh đến trễ từ 5 đến 35 phút, phải đợi đến phần thi sau mới được vào tham gia thi, không được tính bù giờ; với những thí sinh trễ 35 phút trở lên sẽ bị xóa tên trong danh sách thi.
7. Các điểm cần chú ý
(1)Sau khi vào phòng thi, thí sinh phải nghe theo hướng dẫn của chủ khảo..
(2)Thời gian của kỳ thi HSK (nhập môn) là 120 phút, thời gian thi HSK (cơ bản) là 135 phút; thời gian HSK ( sơ, trung cấp) là 145 phút, không có thời gian nghỉ giải lao ; thời gian HSK (cao cấp) là 180 phút, nghỉ giải lao 10 phút sau khi bắt đầu thi. Trong quá trình thi, thông thường thí sinh không được phép rời phòng thi, nếu có lí do đặc biệt để rời phòng thì cần phải có sự đồng ý của chủ khảo.
(3)Nghiêm túc chấp hành theo đúng thời giant hi.
(4)Thí sinh phải tuân theo kỷ luật tại phòng thi, không đưa đề thi và bài thi ra khỏi phòng thi, không gấp, thay, chép lại nội dung đề thi. Không được thi hộ, không làm ảnh hưởng đến quá trình thi, những cá nhân vi phạm sẽ bị đơn vị coi thi cảnh cáo hoặc loại bỏ khỏi danh sách thi.
Hình 3: Giấy báo dự thi HSK (HSK准考证) |
(5)Trước khi làm bài thí sinh phải dựa theo các nội dung trên thẻ dự thi để điền đầy đủ các thông tin lên bài thi như tên tuổi ( cả tiếng Anh và tiếng Trung), số đề thi, quốc tịch, nơi thi, số báo danh, đánh dấu vào ô giới tính.,số đề thi nằm tại góc phải phía trên bên ngoài phong bì đựng đề, mã quốc tịch/ dân tộc là mã do trung tâm khảo thí đưa ra tùy theo mỗi quốc gia, mỗi lần thi đều không giống nhau, vd: Nhật Bản là “525”, Pháp là “ 610”. Số thứ tự là số báo danh của từng thí sinh, chỉ có duy nhất 1. Mã nơi thi là mã địa điểm tại nơi thí sinh tham gia thi.( Tham khảo them phương pháp điền giấy báo thi HSK trang trước) Khi điền phảo chọn đúng chữ số ở mỗi ô, sau đó gạch ngang lên ô chữ số đó. Đường gạch phải như sau:[■]
(6)Khi trả lời, phải gạch ngang lên chữ cái biểu thị đáp án chính xác. Đường vẽ phải như sau: [■]。 Thí sinh cần chú ý: do chấm bài bằng máy đọc quang điện nên đường vẽ phải đậm một chút, đen một chút, nếu không máy sẽ không đọc được, tất cả những thí sinh không điền hoặc tô theo đúng qui định sẽ không được công nhận đáp án, ảnh hưởng đến kết quả thi., thí sinh phải tự chịu trách nhiệm.
8. Giấy chứng nhận HSK và việc phát bảng thành tích
Giấy chứng nhận HSK và phiếu điểm sẽ được chủ khảo gửi đến nơi tổ chức kỳ thi sau 2 tháng, thí sinh mang theo thẻ dự thi đến nơi ghi danh đăng ký thi để nhận.
Đơn vị tổ chức thi sẽ lưu lại giấy chứng nhận và bảng điểm trong khoảng thời gian 2 năm, nếu thí sinh không đến nhận trong khoảng 2 năm kể từ khi thi, đơn vị tổ chức thi sẽ không lưu lại nữa.
9. Qui định về việc phát bổ sung bảng thành tích
Đối với những người cần có bảng xác minh thành tích để xin việc hoặc liên hệ trường học, có thể mang theo thẻ dự thi còn hiệu lực 2 năm đến làm thủ tục bổ sung tại trung tâm tổ chức thi HSK Đại học ngôn ngữ Bắc Kinh. Khi làm thủ tục phải nộp lệ phí.
10. Thời gian hiệu lực của giấy chứng nhận HSK
HSK có giá trị trong thời gian dài. Thành tích HSK căn cứ để du học sinh nước ngoài đến xin nhập học tại các trường ĐH Trung Quốc sẽ có giá trị 2 năm( kể từ ngày thi)
11. Nội dung và tài liệu HSK sơ, trung cấp.
HSK sơ, trung cấp có tất cả 4 nội dung thi lớn
考试内容 Nội dung thi |
试题数量 Số lượng câu hỏi |
答题时间 Thời gian làm bài |
听力理解 | 50 câu | Khoảng 35 phút |
语法结构 | 30 câu | 20 phút |
阅读理解 | 50 câu | 60 phút |
综合填空 | 40 câu | 30 phút |
合计 Tổng cộng |
170 câu | 145 phút |
Có hai loại tài liệu thi:
1. Đề thi (试卷): phía trên có in các đề mục thi
2. Giấy làm bài (答卷): Thí sinh ghi đáp án lên trên đó.
Câu 2 ~ 154 là các câu chọn lựa, mỗi câu có 4 đáp án để chọn lựa, yêu cầu thí sinh tìm số câu trên giấy làm bài và gạch ngang chữ cái biểu thị cho đáp án chính xác. VD:
[列1][试卷] 81。阿里这次考得不错。
A.正确 B.不对 C.很好 D.没错误
[答卷] 81。 [A] [B] [C] [D]
(“阅读理解”第一部分说明)
Câu 155 ~ 170, trong mỗi đoạn văn đều có vài khoảng trống (trong khoảng mỗi khoảng trống có ký hiệu số thứ tự câu), yêu cầu thí sinh điền một chữ Hán thích hợp vào mỗi khoảng trống trên giấy làm bài.
[列2]
[试卷] 155 ~ 156
他是中国人民解放军著155运动员。1972 年入北京体育学院。参加156人民解放军八一女排。1976年被选入国家排球队。
[答卷]
名 |
加 |
(样题(一)第155 ~ 156 题)
2. Cấp độ điểm số của HSK sơ, trung cấp và chứng chỉ HSK.
Chúng ta hãy lấy bảng thành tích của thí sinh Carl Linda làm ví dụ để xem cấp độ điểm số của HSK sơ, trung cấp.
[列3]
姓名 | 中文 | 木村由子 |
英文 | CARLLINDA | |
性别 | 女 | 国籍:日本 |
HSK 分数 | ||
总分 | 单项分 | 百分位 |
400 | 100 | 100 |
277 | 69 | 90 |
250 | 63 | 80 |
231 | 58 | 70 |
25 | 54 | 60 |
200 | 50 | 50 |
185 | 46 | 40 |
169 | 42 | 30 |
150 | 77 | 20 |
123 | 31 | 10 |
听力 | 71 |
语法 | 74 |
阅读 | 56 |
综合 | 71 |
总分 | 268 |
Bên trái là điểm số HSK của thí sinh, có số điểm của 4 phần thi và tổng điểm chung, chú ý, tổng điểm chung không phải là số điểm của 4 phần thi cộng lại. Bên phải là bảng vị trí theo phần trăm (百分位)Đối chiếu số điểm của mình với bảng vị trí theo phần trăm thì có thể thấy vị trí tương đối của mình trong toàn thể thí sinh. Đương nhiên, toàn thể thí sinh nói ở đây thật ra là 240 thí sinh đã từng tham gia kỳ thi HSK sơ, trung cấp, họ được gọi là nhóm mẫu tiêu chuẩn (标准样组) thành tích của họ, tốt có, kém có, có thể tiêu biểu cho thành tích của toàn thể thí sinh.
Tổng điểm chung của Carllinda là 268 điểm, có 80% thí sinh xếp sau cô. Điểm nghe của cô là 31 điểm, có 90% thí sinh xếp sau cô, khá. Điểm ngữ pháp của cô là 74 điểm, có 90% thí sinh xếp sau cô, rất khá. Điểm đọc hiểu là 56 điểm, có 60% thí sinh xếp sau cô, bình thường. Điểm điền ô trống tổng hợp được 71 điểm, có 90% thí sinh xếp sau cô, khá tốt. Dùng phương pháp này có thể so sánh trình độ của cô so với các thí sinh khác là thuộc loại trên trung bình.
Tiếp theo, chúng ta hãy xem điểm số từng phần của cô thuộc cấp độ nào:
HSK(初,中等)单项等级分属一览
Bảng điểm từng cấp của các phần thi HSK sơ, trung cấp.
等级分数 Điểm từng cấp |
听力 Nghe |
语法 Ngữ pháp |
阅读 Đọc hiểu |
综合 Tổng hợp |
底线 – Giới hạn thấp nhất | 29-37 | 28-36 | 30-38 | 28-36 |
3级 – Cấp 3 | 38-46 | 37-45 | 39-47 | 37-45 |
4级– Cấp 4 | 47-55 | 46-54 | 48-56 | 46-54 |
5级– Cấp 5 | 56-64 | 55-63 | 57-65 | 55-63 |
6级– Cấp 6 | 65-73 | 64-72 | 66-74 | 64-72 |
7级– Cấp 7 | 74-82 | 73-81 | 75-83 | 73-81 |
8级– Cấp 8 | 83-100 | 82-100 | 84-100 | 82-100 |
HSK(初,中等)总分等级分数和汉语水平证书一览表
Bảng điểm từng cấp của tổng điểm chung HSK sơ, trung cấp và cấp độ chứng chỉ HSK.
证书等级 | 等级分数 | 等级分范围 | |
等级 | 级别 | ||
初等证书 | C | 3级 | 152-188分 |
B | 4级 | 189-255分 | |
A | 5级 | 256-262分 | |
中等证书 | C | 6级 | 263-299分 |
B | 7级 | 300-336分 | |
A | 8级 | 227-400分 |
Đối chiếu bảng điểm từng cấp của từng phần thi, ta thấy điểm nghe của Carl Linda ở cấp 6, ngữ pháp cấp 7, đọc hiểu cấp 4, tổng hợp ở cấp 6. Lại đối chiếu với bảng điểm từng cấp của tổng điểm chung, ta thấy tổng điểm chung của cô ở cấp 6.
Tiếp theo ta phải xem Carl Linda có thể nhận được chứng chỉ ở cấp bậc nào. Chứng chỉ HSK sơ, trung cấp chia làm 6 cấp bậc:
- Chứng chỉ C trình độ sơ cấp Hán ngữ (汉语初等水平C 级证书):Tức là chứng chỉ cấp 3.
- Chứng chỉ B trình độ sơ cấp Hán ngữ (汉语初等水平C 级证书):Tức là chứng chỉ cấp 4.
- Chứng chỉ A trình độ sơ cấp Hán ngữ (汉语初等水平C 级证书):Tức là chứng chỉ cấp 5.
- Chứng chỉ C trình độ Trung cấp Hán ngữ (汉语中等水平C 级证书):Tức là chứng chỉ cấp 6.
- Chứng chỉ B trình độ Trung cấp Hán ngữ (汉语中等水平C 级证书):Tức là chứng chỉ cấp 7.
Để nhận được chứng chỉ phải có 3 điều kiện : (1) Tổng điểm chung phải đạt đến điểm số thấp nhất của cấp tương ứng. (2) Trong điểm số của 4 phần thi phải có 3 phần đạt đến điểm số thấp nhất của cấp tương ứng. (3)Trong điểm số của 4 phần thi, có thể có 1 phần thấp hơn điểm số thấp nhất của cấp tương ứng nhưng biên độ thấp nhất không thể vượt quá 1 cấp. Nếu như vượt quá 1 cấp, thí sinh chỉ có thể nhận được chứng chỉ thấp hơn 1 bậc. Mục đích của việc quy định 3 điều kiện này là nhằm khuyến khích thí sinh phát triển 3 kỹ năng.
Tổng điểm chung của Carl Linda đạt đến cấp 6. Trong 4 phần thi, có 3 phần đạt đến cấp 6. Cô có 1 phần thi thấp hơn cấp 6, nhưng biên độ thấp vượt quá 1 cấp, cho nên cô chỉ có thể nhận được chứng chỉ thấp hơn 1 bậc là chứng chỉ cấp 5, tức là chứng chỉ A trình độ sơ cấp Hán ngữ.
Chứng chỉ thấp nhất của HSK sơ, trung cấp là chứng chỉ cấp 3, nếu như tổng điểm chung thấp hơn phạm vi điểm cấp 3 thì không nhận được chứng chỉ sơ cấp . Mức “底线” (giới hạn thấp nhất) trong bảng điểm từng cấp của các phần thi không phải là một loại chứng chỉ:
Ví dụ: thí sinh nào đó có tổng điểm chung thuộc cấp 3, điểm số của 3 phần thi cũng đạt đến cấp 3, nếu anh ta có một phần thi mà điểm số ở mức “底线”thì cũng có thể nhận được chứng chỉ cấp 3, nhưng nếu thấp hơn mức “底线”thì không nhận được chứng chỉ cấp 3.